Cái lý của dải viền trắng hình chữ S trong phù hiệu Môn phái Vovinam.

Vovinam -Việt Võ Đạo trải qua nhiều năm tháng và có những biến đổi theo từng thời kỳ.Khởi đầu từ khi môn phái Vovinam chưa được nối thêm cụm từ Việt Võ Đạo. Trên Logo cũng chưa có bản đồ Việt Nam!
unnamed (6)
unnamed (6)
Phù hiệu được cho là do sáng tổ Nguyễn Lộc thiết kế (trái) và biểu tượng Cương Nhu trên góc trái của Bằng Đẳng Cấp Vovinam-Việt Võ Đạo (bằng con Rồng)  (phải)
unnamed (7)

Và trên bìa một số sách, tư liệu của Môn phái xuất bản trong những năm đầu phát triển tại Miền Nam Việt Nam 
unnamed (6)

Rồi đến thời kỳ danh xưng Vovinam  được nối thêm cụm từ Việt Võ Đạo, thì logo có thêm bản đồ Việt Nam. Sau đó vào khoảng thập niên 80 đến những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, thì phù hiệu lại không có chữ Vovinam, mà chỉ còn là danh xưng Việt Võ Đạo, đồng thời trên phù hiệu cũng không có bản đồ Việt Nam, tuy nhiên dãi viền trắng hình chữ S vẫn có
Sau năm 1992 thì phù hiệu Vovinam-Việt Võ Đạo được Họa sĩ Mai Lân vẽ đầy đủ như thế này -H.4
Logo Vovinam Việt Võ Đạo về hình thức, phù hiệu ngoài vòng tròn trắng khép kín bên ngoài (vòng Đạo Thể) thì giữa 2 thái cực Âm – Dương (xanh & đỏ) còn có một dải viền trắng nhỏ chạy theo đường lượn cong hình chữ  S cách ly 2 thái cực này.
Điều này đi ngược với thuyết  Âm Dương tương tác! Bởi khi tương tác thì phần cực bên này phải tiếp xúc với phần của cực bên kia chứ không thể có khoảng cách được!-H.5
Tuy nhiên hình vẽ dải viền trắng cách ly 2 cực trong phù hiệu của Môn phái đã có và tồn tại qua nhiều thập kỷ (từ khi Vovinam khởi nguyên do Sáng tổ Nguyễn Lộc vẽ phát thảo, đến suốt thời kỳ Chưởng môn còn tại thế) mà không thấy có tài liệu nào lý giải về vấn đề này! 
Trong khi khắp nơi, đâu đó vẫn sử dụng phù hiệu Vovinam lúc thì có dải viền trắng giữa 2 thái cực, lúc thì 2 thái cực liền nhau không có viền trắng chữ S.
Theo luận thuyết Âm – Dương thì 2 cực này phải tiếp xúc với nhau. 
unnamed (10)

Thông thường, theo nguyên tắc sử dụng biểu tượng Âm – Dương trong thuyết Âm – Dương của triết lý Phương Đông, thì trong 2 bầu Dương và Âm có 2 chấm tròn nhỏ, mang ý nghĩa trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. (trong ngày có đêm và trong đêm có ngày, trong Cương có Nhu và trong Nhu có Cương…)-
Để minh định rõ hơn cho lý luận này, ta lấy ví dụ trạng thái “ngày và đêm”
Ban ngày theo quan niệm thông thường dân gian là khoảng từ 5 giờ sáng đến 6 giờ chiều. và ban đêm thường được quy ước từ sau 6 giờ chiều đến trước 5 giờ sáng.
Nhưng theo luận thuyết Âm – Dương thì sau 12 giờ trưa (Dương = Ngày) đã chuyển qua Âm, nói một cách khác Âm – Dương trong luận thuyết được tính:  Sau 0 giờ đến 12 giờ trưa là Dương tức ban Ngày) Sau 12 giờ trưa đến  24 giờ là Âm  tức ban Đêm).
Vì vậy  sau 12 giờ trưa đã là “Đêm” trong “Ngày” ( biểu tượng chấm tròn xanh trên phần bầu ra của cực Dương = Đỏ). Ngược lại khoảng thời gian sau 0 giờ đã là “Ngày” trong “Đêm” (biểu tượng chấm tròn đỏ trên phần bầu ra của cực Âm =Xanh).
Đó là luận thuyết  Âm Dương.
Chúng ta thấy sự khác biệt giữa thái cực Âm-Dương của triết lý Phương Đông và thái cực Âm – Dương (Cương-Nhu) biểu tượng trên logo Vovinam.
Với Vovinam thì không áp dụng luận thuyết Âm – Dương, mà chỉ ứng dụng tính chất của nó mà thôi, hay nói một cách khác chỉ ứng dụng phần lý luận Cương – Nhu trong thuyết Âm – Dương. Vì vậy trên 2 cực Âm-Dương đã không xuất hiện 2 chấm tròn nhỏ (trong Âm có Dương và trong Dương có Âm)
Và quan trọng hơn là với Vovinam thì biểu tượng Âm- Dương trên phù hiệu được lý giải theo một cách khác. Cách của Vovinam!
Vòng tròn trắng bao quanh thái cực Âm – Dương trên phù hiệu Vovinam chính là vòng Đạo thể. Đạo thể có nhiệm vụ điều hòa và khắc chế sự tương tác của Âm và Dương.
Nghĩa là, cho dù tương tác, xung đột thế nào thì vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát, quản lý của cái “Đạo”.
Phần quan trọng chúng ta đang  đề cập đến là viền trắng chữ  S ngăn cách giữa 2 cực Âm – Dương trong phù hiệu có phải ngẫu nhiên? Có phải do “in lệch”?
và nếu không phải “ngẫu nhiên” hay “in lệch” thì viền trắng chữ  S nhiệm vụ gì?
Tôn chỉ của Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo đã nêu rõ. “ Chỉ dùng võ để tự vệ, để cảnh cáo và để cảm hóa người” hay nói một cách khác: Vovinam không dùng võ để sát hại hay trả thù người.
Vậy thì viền trắng hình chữ S ngăn cách giữa 2 thái cực Âm – Dương chính là sự dừng lại đúng lúc của người môn đồ Vovinam khi sử dụng võ, dù Cương hay Nhu. (một triết lý mang tính nhân văn sâu sắc)
Nếu đòn thế của người môn đồ Vovinam được tung ra nhằm triệt hạ đối phương không một chút  nương tay,  thì biểu tượng chính là hình vẽ  2 thái cực Âm và  Dương khít lại với nhau.
Và nếu người môn đồ của Vovinam tuân thủ theo tôn chỉ của Môn phái “chỉ dùng võ để tự vệ hay để cảm hóa người” thì khi phát đòn sẽ dừng lại để bảo toàn mạng sống của đối phương.
Đó là “Quyền lực của viền trắng chữ  S” tức là quyền lực của cái Đạo vậy.
Trên đây chỉ là lập luận mang tính ý kiến cá nhân. Nhưng theo tôi thì cho dù sử dụng phù hiệu có hay không dải viền trắng chữ S, về nguyên tắc Hội đồng Chưởng quản Môn phái cũng cần ra một văn bản xác nhận kèm theo lý giải để vừa mang tính hợp pháp, vừa thuyết phục về mặt lý luận, đồng thời có quyết định sử dụng chính thức chứ không thể “ai biết thì làm, không biết thì thôi, sao cũng được”!
Đây là phù hiệu được cho là đã chỉnh sửa và sự thống nhất của các võ sư trong HĐCQ
unnamed (9)

 

Tác giả: Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây